TIÊM PHÒNG GIẢI PHÁP TỐT NHẤT PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

Ngày 13/04/2021 00:00:00

Sau 14 ngày triển khai quyết liệt bằng nhiều biện pháp tuyên truyền nhân dân trên địa bàn xã đã nghiêm túc chấp hành kết quả tiêm được 400/400 liều thuốc phòng bệnh viêm da nổi cục đạt 100% kế hoạch.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh Viêm da nổi cục trâu bò phát sinh và lây lan rất nhanh. Tính đến ngày 29/3/2021 đã có 12 huyện, thị xã với hơn 50 xã, phường, thị trấn đã xảy ra dịch bệnh Viêm da nổi cục làm hơn 800 con trâu, bò, mắc bệnh. Trên địa bàn một số huyện giáp ranh với huyện Thường Xuân như Ngọc Lặc, Như Xuân đã xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò. Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, không khí nồm, ẩm là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò phát triển, lây lan mạnh; do đó, nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan ra diện rộng là rất cao.

Đặc điểm bệnh

Bệnh Viêm da nổi cục xảy ra trên đàn trâu bò do virut gây nên, lây truyền qua các con đường sau:

- Côn trùng hút máu: ruồi, muỗi, hoặc bọ ve.

- Tiếp xúc trực tiếp

- Thức ăn, nước uống, dụng cụ mang mầm bệnh

- Lây truyền qua nhau thai cũng đã được báo cáo, bê con sinh ra bị tổn thương trên da

- Bê con đang theo mẹ có thể bị nhiễm bệnh qua sữa, hoặc do tổn thương da ở núm vú (hiếm gặp do kháng thể mẹ truyền sang)

- Lây truyền qua kim tiêm bị ô nhiễm trong quá trình điều trị hoặc trong quá trình tiêm phòng

- Lây truyền qua đường giao phối tự nhiên hoặc qua thụ tinh nhân tạo

Triệu chứng:

- Trâu, bò sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu.

- Giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú;

- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt;

- Sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi).

- Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.

- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.

- Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

- Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời.

- Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.

Tác hại: Mặc dù tỷ lệ tử vong thấp, nhưng bệnh VDNC có tác động quan trọng về kinh tế vì:

- Tác động suy nhược kéo dài ở động vật mắc bệnh nặng.

- Giảm tăng trọng, ngừng sản xuất sữa tạm thời hoặc vĩnh viễn, viêm vú, vô sinh ở bò đực, sảy thai.

- Hạn chế về thị trường do cấm vận chuyển, cấm buôn bán gia súc và hàng hóa.

Biện pháp phòng: Để phòng bệnh tần tập chung các biện pháp sau đây:

- Nâng cao nhận thức về bệnh Viêm da nổi cục trâu bò, giám sát dịch bệnh và phát hiện sớm trâu bò mắc bệnh để bao vây ổ dịch còn ở diện hẹp. Báo cáo với ban quản lý thôn, Thú y xã nếu nghi trâu, bò mắc bệnh.

- Kiểm soát tốt việc vận chuyển, giết mổ trâu bò.

- Tiêm phòng vắc xin: tiêm phòng cho tất cả trâu bò khỏe mạnh từ 4 tháng tuổi trở lên, trâu bò cái mang thai (trừ trâu bò mang thai ở tháng cuối).

- Tiêu diệt môi giới trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi, bọ, ve.....

- Tiêu hủy gia súc mắc bệnh.

Tổ Chức tiêm phòng và phun phòng bệnh VDNC đến các hộ nuôi trâu bò

Để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện ngày 30/3/2021 UBND xã Xuân Dương đã chỉ đạo tổ chức tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò tại 6 thôn trên địa bàn xã, đồng thời tổ chức phun phòng dịch tại tất cả các hộ nuôi trâu bò trên địa bàn. Sau 14 ngày triển khai quyết liệt bằng nhiều biện pháp tuyên truyền nhân dân trên địa bàn xã đã nghiêm túc chấp hành 100% các hộ dân nuôi trâu bò chấp hành tiêm phòng cho đàn trâu, bò. kết quả tiêm được 400/400 liều thuốc phòng bệnh viêm da nổi cục đạt 100% kế hoạch.

Tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân vì vậy yêu cầu các tổ chức, cá nhân chấp hành kê khai hoạt động chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc. Nếu hộ dân nào không chấp hành, để xảy ra dịch bệnh buộc tiêu hủy sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tạiNghị định số02/2017/NĐCP của Chính phủ;đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y theo Nghị định số90/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.


Ảnh và tin
Công chức văn hóa xã hội


Lê Thị Hương

TIÊM PHÒNG GIẢI PHÁP TỐT NHẤT PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

Đăng lúc: 13/04/2021 00:00:00 (GMT+7)

Sau 14 ngày triển khai quyết liệt bằng nhiều biện pháp tuyên truyền nhân dân trên địa bàn xã đã nghiêm túc chấp hành kết quả tiêm được 400/400 liều thuốc phòng bệnh viêm da nổi cục đạt 100% kế hoạch.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh Viêm da nổi cục trâu bò phát sinh và lây lan rất nhanh. Tính đến ngày 29/3/2021 đã có 12 huyện, thị xã với hơn 50 xã, phường, thị trấn đã xảy ra dịch bệnh Viêm da nổi cục làm hơn 800 con trâu, bò, mắc bệnh. Trên địa bàn một số huyện giáp ranh với huyện Thường Xuân như Ngọc Lặc, Như Xuân đã xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò. Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, không khí nồm, ẩm là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò phát triển, lây lan mạnh; do đó, nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan ra diện rộng là rất cao.

Đặc điểm bệnh

Bệnh Viêm da nổi cục xảy ra trên đàn trâu bò do virut gây nên, lây truyền qua các con đường sau:

- Côn trùng hút máu: ruồi, muỗi, hoặc bọ ve.

- Tiếp xúc trực tiếp

- Thức ăn, nước uống, dụng cụ mang mầm bệnh

- Lây truyền qua nhau thai cũng đã được báo cáo, bê con sinh ra bị tổn thương trên da

- Bê con đang theo mẹ có thể bị nhiễm bệnh qua sữa, hoặc do tổn thương da ở núm vú (hiếm gặp do kháng thể mẹ truyền sang)

- Lây truyền qua kim tiêm bị ô nhiễm trong quá trình điều trị hoặc trong quá trình tiêm phòng

- Lây truyền qua đường giao phối tự nhiên hoặc qua thụ tinh nhân tạo

Triệu chứng:

- Trâu, bò sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu.

- Giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú;

- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt;

- Sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi).

- Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.

- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.

- Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

- Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời.

- Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.

Tác hại: Mặc dù tỷ lệ tử vong thấp, nhưng bệnh VDNC có tác động quan trọng về kinh tế vì:

- Tác động suy nhược kéo dài ở động vật mắc bệnh nặng.

- Giảm tăng trọng, ngừng sản xuất sữa tạm thời hoặc vĩnh viễn, viêm vú, vô sinh ở bò đực, sảy thai.

- Hạn chế về thị trường do cấm vận chuyển, cấm buôn bán gia súc và hàng hóa.

Biện pháp phòng: Để phòng bệnh tần tập chung các biện pháp sau đây:

- Nâng cao nhận thức về bệnh Viêm da nổi cục trâu bò, giám sát dịch bệnh và phát hiện sớm trâu bò mắc bệnh để bao vây ổ dịch còn ở diện hẹp. Báo cáo với ban quản lý thôn, Thú y xã nếu nghi trâu, bò mắc bệnh.

- Kiểm soát tốt việc vận chuyển, giết mổ trâu bò.

- Tiêm phòng vắc xin: tiêm phòng cho tất cả trâu bò khỏe mạnh từ 4 tháng tuổi trở lên, trâu bò cái mang thai (trừ trâu bò mang thai ở tháng cuối).

- Tiêu diệt môi giới trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi, bọ, ve.....

- Tiêu hủy gia súc mắc bệnh.

Tổ Chức tiêm phòng và phun phòng bệnh VDNC đến các hộ nuôi trâu bò

Để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện ngày 30/3/2021 UBND xã Xuân Dương đã chỉ đạo tổ chức tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò tại 6 thôn trên địa bàn xã, đồng thời tổ chức phun phòng dịch tại tất cả các hộ nuôi trâu bò trên địa bàn. Sau 14 ngày triển khai quyết liệt bằng nhiều biện pháp tuyên truyền nhân dân trên địa bàn xã đã nghiêm túc chấp hành 100% các hộ dân nuôi trâu bò chấp hành tiêm phòng cho đàn trâu, bò. kết quả tiêm được 400/400 liều thuốc phòng bệnh viêm da nổi cục đạt 100% kế hoạch.

Tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân vì vậy yêu cầu các tổ chức, cá nhân chấp hành kê khai hoạt động chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc. Nếu hộ dân nào không chấp hành, để xảy ra dịch bệnh buộc tiêu hủy sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tạiNghị định số02/2017/NĐCP của Chính phủ;đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y theo Nghị định số90/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.


Ảnh và tin
Công chức văn hóa xã hội


Lê Thị Hương