Bài tuyên truyền các nhiệm vụ, biện pháp cấp bách ứng phó với thiên tai

Ngày 25/05/2023 20:00:00

Để chủ động triển khai phòng, tránh, ứng phó hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại do bão, lũ, thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Xuân Dương hướng dẫn và đề nghị bà con nhân dân thực hiện một số biện pháp sau:

I. Trước khi bão xảy ra:

1. Đối với thôn;

- Tổ chức kiện toàn đội cứu hộ, cứu nạn của cấp thôn do đồng chí thôn trưởng làm đội trưởng.

- Tiến hành họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đội cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người dân ứng phó với thiên tai.

- Ở những vùng trọng yếu thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai, hướng dẫn các tổ liên gia, tự quản thông tin, tập hợp từ 10 -15 hộ dân để phân công phụ trách sẵn sàng tiến hành di dời, sơ tán khi cần thiết.

- Trực đội tìm kiếm cứu nạn 24/24 thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình hình, diễn biến của thời tiết để thông báo cho nhân dân biết và kịp thời báo cáo cũng như yêu cầu hỗ trợ từ cấp trên.

- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phươg chủ động phương án ứng phó phù hợp không thụ động chờ chỉ đạo của cấp trên.

2. Đối với hộ gia đình

- Kiểm tra, rà soát các phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm cần thiết đã có hoặc phải chuẩn bị thêm để đối phó với thiên tai.

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão, dự báo thời tiết qua tivi, đài phát thanh, loa phát thanh của xã; thôn.

- Bảo vệ lồng bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; cắt tỉa cành cây,chặt cành cây to, cành khô xung quanh nhà và khu vực sinh hoạt.

- Gia cố, chằng chống nhà cửa, xác định vị trí an toàn để trú ẩn; kiểm tra các thiết bị thông tin liên lạc như: điện thoại, điện chiếu sáng, xạc điện thoại, pin dự phòng.

- Kiểm tra các phương tiện có thể vận chuyển người, tài sản, gia súc đến nơi an toàn khi có thông báo, hướng dẫn của chính quyền địa phương (xe máy, xe kéo, xe bò, thuyền, bè tre, bè chuối…). Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn.

II. Trong thiên tai, bão lụt xảy ra:

1. Đối với thôn.

- Trực tiếp chỉ huy lực lượng đã được phân công thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình xảy ra thiên tai, thảm họa.

- Chỉ đạo đội xung kích tiếp cận các hộ gia đình có các đối tượng dễ bị tổn thương để di dời người, tài sản đến nơi tránh trú an toàn gần nhất theo phương án đã được phê duyệt.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thường xuyên báo cáo với cấp trên trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo.

2. Đối với hộ gia đình

- Các thành viên trong gia đình hỗ trợ nhau ứng phó với thiên tai.

- Không ở trên thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh;

- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật; Không trú tránh dưới các gốc cây, cột điện, vật dễ đổ..

- Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài; không ở gần khu vực cửa sổ, cửa lớn tránh nguy hiểm. Tìm mọi cách để cập nhật thông tin về bão, lụt, thiên tai đang xảy ra.

- Không cho trẻ em chơi đùa gần khu vực nước lũ; người lớn tuyệt đối không ra sông vớt củi, đánh bắt cá khi nước lũ đang lên và dòng nước chảy mạnh.

- Thông tin kịp thời chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn. Chấp hành sự chỉ đạo của Chính quyền.

Tin bài: Công chức VXH

Bài tuyên truyền các nhiệm vụ, biện pháp cấp bách ứng phó với thiên tai

Đăng lúc: 25/05/2023 20:00:00 (GMT+7)

Để chủ động triển khai phòng, tránh, ứng phó hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại do bão, lũ, thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Xuân Dương hướng dẫn và đề nghị bà con nhân dân thực hiện một số biện pháp sau:

I. Trước khi bão xảy ra:

1. Đối với thôn;

- Tổ chức kiện toàn đội cứu hộ, cứu nạn của cấp thôn do đồng chí thôn trưởng làm đội trưởng.

- Tiến hành họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đội cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người dân ứng phó với thiên tai.

- Ở những vùng trọng yếu thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai, hướng dẫn các tổ liên gia, tự quản thông tin, tập hợp từ 10 -15 hộ dân để phân công phụ trách sẵn sàng tiến hành di dời, sơ tán khi cần thiết.

- Trực đội tìm kiếm cứu nạn 24/24 thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình hình, diễn biến của thời tiết để thông báo cho nhân dân biết và kịp thời báo cáo cũng như yêu cầu hỗ trợ từ cấp trên.

- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phươg chủ động phương án ứng phó phù hợp không thụ động chờ chỉ đạo của cấp trên.

2. Đối với hộ gia đình

- Kiểm tra, rà soát các phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm cần thiết đã có hoặc phải chuẩn bị thêm để đối phó với thiên tai.

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão, dự báo thời tiết qua tivi, đài phát thanh, loa phát thanh của xã; thôn.

- Bảo vệ lồng bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; cắt tỉa cành cây,chặt cành cây to, cành khô xung quanh nhà và khu vực sinh hoạt.

- Gia cố, chằng chống nhà cửa, xác định vị trí an toàn để trú ẩn; kiểm tra các thiết bị thông tin liên lạc như: điện thoại, điện chiếu sáng, xạc điện thoại, pin dự phòng.

- Kiểm tra các phương tiện có thể vận chuyển người, tài sản, gia súc đến nơi an toàn khi có thông báo, hướng dẫn của chính quyền địa phương (xe máy, xe kéo, xe bò, thuyền, bè tre, bè chuối…). Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn.

II. Trong thiên tai, bão lụt xảy ra:

1. Đối với thôn.

- Trực tiếp chỉ huy lực lượng đã được phân công thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình xảy ra thiên tai, thảm họa.

- Chỉ đạo đội xung kích tiếp cận các hộ gia đình có các đối tượng dễ bị tổn thương để di dời người, tài sản đến nơi tránh trú an toàn gần nhất theo phương án đã được phê duyệt.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thường xuyên báo cáo với cấp trên trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo.

2. Đối với hộ gia đình

- Các thành viên trong gia đình hỗ trợ nhau ứng phó với thiên tai.

- Không ở trên thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh;

- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật; Không trú tránh dưới các gốc cây, cột điện, vật dễ đổ..

- Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài; không ở gần khu vực cửa sổ, cửa lớn tránh nguy hiểm. Tìm mọi cách để cập nhật thông tin về bão, lụt, thiên tai đang xảy ra.

- Không cho trẻ em chơi đùa gần khu vực nước lũ; người lớn tuyệt đối không ra sông vớt củi, đánh bắt cá khi nước lũ đang lên và dòng nước chảy mạnh.

- Thông tin kịp thời chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn. Chấp hành sự chỉ đạo của Chính quyền.

Tin bài: Công chức VXH