Từ một ô sin đến giải thưởng sinh viên quốc tế xuất sắc nhất

Ngày 24/02/2014 10:49:39

Nghe kể về Đặng Thị Hương,về quãng đường dài đầy gian khó mà em đã đi qua, chúng tôi không khỏi khâm phục ý chí của cô gái nhỏ nhắn giàu ước mơ và nghị lực này. Giờ đây, Hương đang có được những ngày hạnh phúc với những thành công bước đầu. Tháng 11/2013, em đã giành 2 giải thưởng: Sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm dành cho bậc đại học của bang Victoria, Autralia và sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm tại bang Victoria do Thủ hiến bang trao tặng. Cuộc đời của em như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Tuổi thơ đầy gian khó

Hương sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng Bì La, xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, trong căn nhà ngang 3 gian đắp đất, lợp rạ mà ông bà xây dựng cho bố mẹ. Mỗi khi mưa xuống, bão về, 4 mẹ con Hương co ro dưới gầm bàn chỉ sợ bụi tre quật vào sẽ làm đổ mái nhà yếu ớt đó. Giấc mơ về ngôi nhà kiên cố luôn xa vời với gia đình em. Mãi về sau, mẹ mới dành dụm được chút tiền xây bức tường hậu, phần còn lại vẫn là đắp vắt với rạ. Bố ở với mẹ cả bên Tam Đảo, mọi công to việc lớn trong gia đình đều oằn lên đôi vai gầy của mẹ. Để lo cho 3 con ăn học, mẹ một nắng hai sương, làm thuê cuốc mướn. Chưa đầy chục tuổi, Hương đã biết làm rất nhiều việc kể cả việc cấy, gặt. Em ao ước sau này trở thành giáo viên dạy văn. Sau thời gian lao động, em thường mượn sách của anh trai mang ra tự học. Năm Hương 13 tuổi, mẹ em bị suy thận, sức khỏe ngày càng suy giảm, những cơn đau thường xuyên hành hạ. Mẹ cắn răng chịu đau, nằm co ro chiếc giường cũ kỹ; thương mẹ lắm nhưng anh em Hương chẳng biết làm thế nào. Để san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ và anh trai, em gái được tiếp tục đi học, Hương phải nghỉ học đi làm, thế là ước mơ trở thành cô giáo dạy văn của em đành gác lại.

Đặng Thị Hương (áo dài trắng) nhận giải thưởng cùng với đại diện của tổ chức KOTO quốc tế và KOTO Việt

Em được một người quen giới thiệu đi làm cho một gia đình ở Hà Nội. Mẹ Hương bảo: “Lúc ấy nó “ráy” (bé) lắm, cao 1,3m và chỉ nặng 27kg”. Lặng lẽ lau hai hàng nước mắt, chính bà cũng không biết tại sao lúc đó mình lại cho con đi, có lẽ vì nghèo, khổ quá. Sáng hôm ấy Hương vẫn đi cắt gánh cỏ về cho bò, ăn cơm trưa xong, mẹ chuẩn bị cho em mấy bộ quần áo, cô ruột cho em 2.000 đồng, bà nội đưa cho em quả dưa chuột để cháu đi đường. Trong một chiều đông rét mướt năm 2000, cô bé Hương phải từ giã gia đình; hành trang mang theo không một chút kiến thức xã hội ngoài những kí ức của một cô bé nông thôn.

Bôn ba nơi thị thành

Công việc đầu tiên trong quãng đời làm ô sin của Hương là trông một đứa bé 4 tháng tuổi cộng với các việc nhà. Tiền công mỗi tháng được 150.000 đồng em gửi về cho mẹ để lo việc gia đình và nuôi anh trai, em gái đi học. Những ngày con mới đi, không đêm nào mẹ Hương chợp mắt được, nhiều khi nước mắt ướt đẫm gối đầu thương con một mình nơi đất khách quê người, không có cách nào liên lạc với con, mẹ Hương chỉ lo em bị bán sang Trung Quốc và vài tháng sau, mẹ mới có thể xuống Hà Nội để được gặp em. Trong 4 năm làm ô sin, Hương đã ở cho rất nhiều nhà, làm hết việc này đến việc khác. Dù có làm việc cực nhọc, vất vả nhưng em không bao giờ quên đi mơ ước được tiếp tục học tập. Một lần người gia sư của con nhà chủ trò chuyện và biết được khát khao học tập của em nên đã xin cho em đi học lớp 8 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Cầu Giấy. Ước mơ được học tập vừa được thắp sáng trở lại thì Hương bị chủ nhà dduori việc vì lo ngại em vừa đi học vừa đi làm sẽ không đảm bảo được công việc. Giữa thủ đô rộng lớn, chỉ quen một người bạn cùng quê ở gần đó, em xách túi quần áo đi tìm. Ở với bạn được 1 tuần thì bạn đi lấy chồng, Hương lại bơ vơ. Giữa lúc đó, nhà chủ cũ của bạn thấy hoàn cảnh em khó khăn nên đồng ý cho em ở lại gầm cầu thang nhưng hàng ngày phải giúp chủ nhà chở hàng, làm việc nhà không công. Để có thêm thu nhập, Hương quyết định nấu xôi đem bán, vốn liếng chỉ có 150.000 anh trai cho và 50.000 đồng của bạn anh cho vay, hàng ngày, em phải dậy từ 2,3 giờ sáng để thổi xôi. Từ sáng đến tối, hết bán xôi xong em lại đi bán bánh mì, ngô nướng, bắp rang bơ; rồi bốc vác thuê, quay nước mía thuê, lau nhà thuê, tối đến thì đi học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc ngủ đủ giấc với em là quá xa xỉ, mỗi ngày em chỉ được ngủ 2 tiếng đồng hồ; cuộc sống của em quá bấp bênh.

Bước ngoặt cuộc đời

Lam lũ giữa chốn phồn hoa đô thị, Hương đã va chạm với đủ hạng người; bằng đủ kiểu họ chỉ hòng đuổi em để chiếm chỗ bán hàng, tranh những người khách quen, bị chủ nhà la mắng, nhiều khi em đã mất niềm tin vào con người. Đến một ngày một người bạn giới thiệu với em về Koto – một tổ chức phi chính phủ chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ em đường phố, Hương cũng “liều” nộp hồ sơ và em đã được đón nhận. Vào đây, em được học chuyên ngành bàn pha chế. Mỗi người vào Koto sẽ có chỗ ở, được ăn và được hỗ trợ một khoản tiền sinh hoạt. Với Hương, em phải học 2 trường đó là học ở Koto và học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Thời điểm đó cái đói, cái rét vẫn luôn đeo bám em. Kiến thức học ở Koto đã rất nặng, vừa học vừa thực hành nhưng em vẫn bố trí hợp lý việc học để đảm bảo tốt cho cả 2 nơi. Trong thời gian học ở Koto, em đã giành nhiều phần thưởng hàng tháng do tổ chức bầu chọn và luôn là học viên xuất sắc. Năm 2007, em hoàn tất khóa học tại Koto và tốt nghiệp THPT. Sau khi tốt nghiệp, em đã xin được việc làm tại khác sạn Inter Continental ở Hồ Tây, Hà Nội. Sau 2 năm làm việc ở đó em quyết định trở về làm việc tại Koto.

Tương lai rộng mở

Ngoài 20 tuổi đời, mẹ muốn em về quê để sớm ổn định gia đình, nhưng với em việc học là không bào giờ dừng lại. Được người cậu động viên nên khát vọng được học cao hơn luôn thường trực trong em. Cuối năm 2009, Hương giành được học bổng chứng chỉ tiếng Anh. Sau đó em nộp đơn du học và bất ngờ nhận được một suất học bổng học quản trị kinh doanh tại Australia. Tháng 1 năm 2012, em sang Úc du học, chân trời mới rộng mở trước mắt em. Tháng 3 năm 2013, em được chọn làm đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill. Ngoài thời gian học, Hương đi làm bán thời gian ở khách sạn Sofitel Melbourne on Collins và là tình nguyện viên phụ trách quản trị mạng và maketting cho Koto ở Úc. Biết em là một cô bé ngoan ngoãn, hoàn cảnh khó khăn, một gia đình người Úc đã cho em ở cùng. Với hàng trăm nghìn sinh viên đang theo học tại bang Victoria, cơ hội để giành được học bổng cho mỗi sinh viên là rất khó. Hương luôn căng thẳng để tìm học bổng cho 2 năm học tiếp theo, luôn đặt ra trong đầu em là phải giành được học bổng và luôn tin rằng mình sẽ giành được. Với thành tích học tập xuất sắc và tham gia nhiều công tác xã hội, em đã được nhận danh hiệu: Sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm dành cho bậc đại học của bang Victoria, Autralia và sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm tại bang Victoria do Thủ hiến bang trao tặng. Hương chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp tại Úc em sẽ trở về Việt Nam làm việc, sau đó tiếp tục tìm học bổng học thạc sỹ tại Anh hoặc quay trở lại Úc học tiếp”.

Thúy Ngân


Từ một ô sin đến giải thưởng sinh viên quốc tế xuất sắc nhất

Đăng lúc: 24/02/2014 10:49:39 (GMT+7)

Nghe kể về Đặng Thị Hương,về quãng đường dài đầy gian khó mà em đã đi qua, chúng tôi không khỏi khâm phục ý chí của cô gái nhỏ nhắn giàu ước mơ và nghị lực này. Giờ đây, Hương đang có được những ngày hạnh phúc với những thành công bước đầu. Tháng 11/2013, em đã giành 2 giải thưởng: Sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm dành cho bậc đại học của bang Victoria, Autralia và sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm tại bang Victoria do Thủ hiến bang trao tặng. Cuộc đời của em như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Tuổi thơ đầy gian khó

Hương sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng Bì La, xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, trong căn nhà ngang 3 gian đắp đất, lợp rạ mà ông bà xây dựng cho bố mẹ. Mỗi khi mưa xuống, bão về, 4 mẹ con Hương co ro dưới gầm bàn chỉ sợ bụi tre quật vào sẽ làm đổ mái nhà yếu ớt đó. Giấc mơ về ngôi nhà kiên cố luôn xa vời với gia đình em. Mãi về sau, mẹ mới dành dụm được chút tiền xây bức tường hậu, phần còn lại vẫn là đắp vắt với rạ. Bố ở với mẹ cả bên Tam Đảo, mọi công to việc lớn trong gia đình đều oằn lên đôi vai gầy của mẹ. Để lo cho 3 con ăn học, mẹ một nắng hai sương, làm thuê cuốc mướn. Chưa đầy chục tuổi, Hương đã biết làm rất nhiều việc kể cả việc cấy, gặt. Em ao ước sau này trở thành giáo viên dạy văn. Sau thời gian lao động, em thường mượn sách của anh trai mang ra tự học. Năm Hương 13 tuổi, mẹ em bị suy thận, sức khỏe ngày càng suy giảm, những cơn đau thường xuyên hành hạ. Mẹ cắn răng chịu đau, nằm co ro chiếc giường cũ kỹ; thương mẹ lắm nhưng anh em Hương chẳng biết làm thế nào. Để san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ và anh trai, em gái được tiếp tục đi học, Hương phải nghỉ học đi làm, thế là ước mơ trở thành cô giáo dạy văn của em đành gác lại.

Đặng Thị Hương (áo dài trắng) nhận giải thưởng cùng với đại diện của tổ chức KOTO quốc tế và KOTO Việt

Em được một người quen giới thiệu đi làm cho một gia đình ở Hà Nội. Mẹ Hương bảo: “Lúc ấy nó “ráy” (bé) lắm, cao 1,3m và chỉ nặng 27kg”. Lặng lẽ lau hai hàng nước mắt, chính bà cũng không biết tại sao lúc đó mình lại cho con đi, có lẽ vì nghèo, khổ quá. Sáng hôm ấy Hương vẫn đi cắt gánh cỏ về cho bò, ăn cơm trưa xong, mẹ chuẩn bị cho em mấy bộ quần áo, cô ruột cho em 2.000 đồng, bà nội đưa cho em quả dưa chuột để cháu đi đường. Trong một chiều đông rét mướt năm 2000, cô bé Hương phải từ giã gia đình; hành trang mang theo không một chút kiến thức xã hội ngoài những kí ức của một cô bé nông thôn.

Bôn ba nơi thị thành

Công việc đầu tiên trong quãng đời làm ô sin của Hương là trông một đứa bé 4 tháng tuổi cộng với các việc nhà. Tiền công mỗi tháng được 150.000 đồng em gửi về cho mẹ để lo việc gia đình và nuôi anh trai, em gái đi học. Những ngày con mới đi, không đêm nào mẹ Hương chợp mắt được, nhiều khi nước mắt ướt đẫm gối đầu thương con một mình nơi đất khách quê người, không có cách nào liên lạc với con, mẹ Hương chỉ lo em bị bán sang Trung Quốc và vài tháng sau, mẹ mới có thể xuống Hà Nội để được gặp em. Trong 4 năm làm ô sin, Hương đã ở cho rất nhiều nhà, làm hết việc này đến việc khác. Dù có làm việc cực nhọc, vất vả nhưng em không bao giờ quên đi mơ ước được tiếp tục học tập. Một lần người gia sư của con nhà chủ trò chuyện và biết được khát khao học tập của em nên đã xin cho em đi học lớp 8 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Cầu Giấy. Ước mơ được học tập vừa được thắp sáng trở lại thì Hương bị chủ nhà dduori việc vì lo ngại em vừa đi học vừa đi làm sẽ không đảm bảo được công việc. Giữa thủ đô rộng lớn, chỉ quen một người bạn cùng quê ở gần đó, em xách túi quần áo đi tìm. Ở với bạn được 1 tuần thì bạn đi lấy chồng, Hương lại bơ vơ. Giữa lúc đó, nhà chủ cũ của bạn thấy hoàn cảnh em khó khăn nên đồng ý cho em ở lại gầm cầu thang nhưng hàng ngày phải giúp chủ nhà chở hàng, làm việc nhà không công. Để có thêm thu nhập, Hương quyết định nấu xôi đem bán, vốn liếng chỉ có 150.000 anh trai cho và 50.000 đồng của bạn anh cho vay, hàng ngày, em phải dậy từ 2,3 giờ sáng để thổi xôi. Từ sáng đến tối, hết bán xôi xong em lại đi bán bánh mì, ngô nướng, bắp rang bơ; rồi bốc vác thuê, quay nước mía thuê, lau nhà thuê, tối đến thì đi học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc ngủ đủ giấc với em là quá xa xỉ, mỗi ngày em chỉ được ngủ 2 tiếng đồng hồ; cuộc sống của em quá bấp bênh.

Bước ngoặt cuộc đời

Lam lũ giữa chốn phồn hoa đô thị, Hương đã va chạm với đủ hạng người; bằng đủ kiểu họ chỉ hòng đuổi em để chiếm chỗ bán hàng, tranh những người khách quen, bị chủ nhà la mắng, nhiều khi em đã mất niềm tin vào con người. Đến một ngày một người bạn giới thiệu với em về Koto – một tổ chức phi chính phủ chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ em đường phố, Hương cũng “liều” nộp hồ sơ và em đã được đón nhận. Vào đây, em được học chuyên ngành bàn pha chế. Mỗi người vào Koto sẽ có chỗ ở, được ăn và được hỗ trợ một khoản tiền sinh hoạt. Với Hương, em phải học 2 trường đó là học ở Koto và học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Thời điểm đó cái đói, cái rét vẫn luôn đeo bám em. Kiến thức học ở Koto đã rất nặng, vừa học vừa thực hành nhưng em vẫn bố trí hợp lý việc học để đảm bảo tốt cho cả 2 nơi. Trong thời gian học ở Koto, em đã giành nhiều phần thưởng hàng tháng do tổ chức bầu chọn và luôn là học viên xuất sắc. Năm 2007, em hoàn tất khóa học tại Koto và tốt nghiệp THPT. Sau khi tốt nghiệp, em đã xin được việc làm tại khác sạn Inter Continental ở Hồ Tây, Hà Nội. Sau 2 năm làm việc ở đó em quyết định trở về làm việc tại Koto.

Tương lai rộng mở

Ngoài 20 tuổi đời, mẹ muốn em về quê để sớm ổn định gia đình, nhưng với em việc học là không bào giờ dừng lại. Được người cậu động viên nên khát vọng được học cao hơn luôn thường trực trong em. Cuối năm 2009, Hương giành được học bổng chứng chỉ tiếng Anh. Sau đó em nộp đơn du học và bất ngờ nhận được một suất học bổng học quản trị kinh doanh tại Australia. Tháng 1 năm 2012, em sang Úc du học, chân trời mới rộng mở trước mắt em. Tháng 3 năm 2013, em được chọn làm đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill. Ngoài thời gian học, Hương đi làm bán thời gian ở khách sạn Sofitel Melbourne on Collins và là tình nguyện viên phụ trách quản trị mạng và maketting cho Koto ở Úc. Biết em là một cô bé ngoan ngoãn, hoàn cảnh khó khăn, một gia đình người Úc đã cho em ở cùng. Với hàng trăm nghìn sinh viên đang theo học tại bang Victoria, cơ hội để giành được học bổng cho mỗi sinh viên là rất khó. Hương luôn căng thẳng để tìm học bổng cho 2 năm học tiếp theo, luôn đặt ra trong đầu em là phải giành được học bổng và luôn tin rằng mình sẽ giành được. Với thành tích học tập xuất sắc và tham gia nhiều công tác xã hội, em đã được nhận danh hiệu: Sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm dành cho bậc đại học của bang Victoria, Autralia và sinh viên quốc tế xuất sắc nhất của năm tại bang Victoria do Thủ hiến bang trao tặng. Hương chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp tại Úc em sẽ trở về Việt Nam làm việc, sau đó tiếp tục tìm học bổng học thạc sỹ tại Anh hoặc quay trở lại Úc học tiếp”.

Thúy Ngân